Bạn đang tìm hiểu về thép và có nghe qua thuật ngữ HRC và bạn thắc mắc không biết chúng là gì? Trên thực tế, HRC là một từ viết tắt có nhiều ý nghĩa và chúng hoàn toàn khác nhau khi xem xét trên những khía cạnh cụ thể.
Cụ thể trong bài viết này, Thép Vĩnh Tân sẽ giúp bạn biết được:
- HRC là gì?
- HRC là gì trong Thép?
- A-Z Ứng dụng của HRC trong công nghiệp và cuộc sống
- Và hơn thế nữa…
Cùng bắt đầu nhé!
HRC là gì?
HRC là viết tắt của Rockwell Hardness C, một đơn vị đo độ cứng vật liệu kim loại có độ cứng trung bình hoặc cao chẳng hạn như thép SKD11, SKD61, SCM440, DC11 theo thang Rockwell. Thang Rockwell được phát triển và nộp bằng sáng chế bởi nhà khoa học Mỹ Hugh M. Rockwell và Stanley P. Rockwell vào năm 1914, được chấp thuận sáng chế năm 1919.
Thang Rockwell dựa trên nguyên lý đo độ cứng dựa trên sự tác động của một kim đâm hình nón vào bề mặt của kim loại với một lực nhất định.
Phương pháp đo:
Cách thực hiện phương pháp đo độ cứng HRC bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chọn loại kim đâm phù hợp với mẫu thử kim loại cần đo. Có hai loại kim đâm chính là kim cầu thép và kim nón kim cương. Kim cầu thép được dùng cho các kim loại mềm hơn như nhôm, đồng, kẽm… Kim nón kim cương được dùng cho các kim loại cứng hơn như thép, gang, titan…
- Bước 2: Tác động lên mẫu thử bằng cách dùng kim tác động lên đó 2 lần liên tiếp vào cùng một vị trí
- Bước 3: Chênh lệch lún sâu giữa hai lần nhấn sẽ là kết quả để tính toán ra độ cứng.
Độ cứng vật liệu sẽ được phân loại như sau:
- Độ cứng thấp: Gồm các vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 20 HRC hoặc 100 HRB.
- Độ cứng trung bình: Các vật liệu có giá trị độ cứng nằm trong khoảng 25 HRC đến 45 HRC.
- Độ cứng cao: Các vật liệu có giá trị độ cứng nằm trong khoảng từ từ 52 HRC đến 60 HRC.
- Độ cứng rất cao: Các vật liệu có giá trị độ cứng lớn hơn 62 HRC.
Ưu nhược điểm của việc đo độ cứng bằng phương pháp HRC:
Cũng như các phương pháp đo khác, HRC cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản: Phương pháp đo HRC không yêu cầu sử dụng hệ thống quang học phức tạp như một số phương pháp đo khác.
- Đơn gian và nhanh chóng: Quá trình đo HRC nhanh chóng và đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra độ cứng của vật liệu.
- Chính xác cao: Phương pháp này không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và kinh nghiệm của người thực hiện đo, giúp đảm bảo tính chính xác và nhất quán trong kết quả đo.
- Có thể đo với cả các vật liệu nhám: Các bề mặt có độ nhám khác nhau ít ảnh hưởng đến kết quả đo HRC, giúp đơn giản hóa quy trình kiểm tra.
Nhược điểm:
- Có nhiều loại thang, mũi đo khác nhau: Sử dụng nhiều thang đo và mũi đo với tải trọng khác nhau có thể khiến việc so sánh và hiểu kết quả trở nên phức tạp hơn.
- Khó khăn khi đo các chi tiết nhỏ, cấu trúc phức tạp: Phương pháp đo HRC có thể không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được trên các chi tiết nhỏ hoặc cấu trúc phức tạp.
- Độ chính xác thấp với vật liệu tấm mỏng, phủ mạ: Đối với vật liệu tấm mỏng hoặc có lớp phủ mạ, phương pháp đo HRC có thể không đem lại kết quả đo chính xác và tin cậy.
Thép HRC là gì?
Tuy cùng tên gọi nhưng khi hỏi HRC là gì trong Thép thì câu trả lời khác hoàn toàn so với định nghĩa ở trên.
Thép HRC, tên đầy đủ là Hot Rolled Coil – Thép cuộn cán nóng trong tiếng Việt, như cái tên của nó, là loại thép tấm cuộn được sản xuất theo quy trình cán nóng. Sản phẩm có nhiều độ dày và khổ rộng khác nhau, phổ biến là từ 1.20 đến 25mm hoặc dạng tấm đúc từ 6.00mm đến 250mm, và có khổ rộng là 1500mm hoặc 2000mm.
Bề mặt của thép HRC thường có màu xanh xám khi mới sản xuất và có thể chuyển sang màu xám tối hơn. Nếu sản phẩm được nhập từ nước ngoài, thép có thể có màu vàng do ảnh hưởng từ nước biển khi vận chuyển bằng đường thuỷ.
Loại thép này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và sản xuất vì tính chất mềm dẻo, độ bền cao, và khả năng dễ uốn thành các hình dạng khác nhau. Nó có nhiều mác thép khác nhau như Q235, SS400, CT3, C45, Q345…
Mục đích sử dụng và tính chất từng hạng mục sẽ quyết định việc lựa chọn mác, hình dạng và độ dày của thép HRC.
Quy trình sản xuất thép HRC:
Dưới đây là A-Z quy trình sản xuất thép HRC chuẩn nhất tại nhà máy hiện nay:
- Xử lý quặng sắt: Quặng thiêu kết, quặng sắt, quặng viên và các chất phụ gia như than coke và đá vôi được xử lý để tạo nguyên liệu sẵn sàng cho quá trình luyện gang.
- Luyện gang: Nguyên liệu thu được từ bước trên sẽ được đưa vào lò cao để luyện gang và tạo thành nước gang lỏng.
- Tổ hợp luyện – đúc – cán liên tục: Nước gang lỏng chuyển đến tổ hợp luyện – đúc – cán liên tục để tạo ra các mác thép khác nhau theo yêu cầu thị trường và sản xuất phôi dẹt.
- Dây chuyền cán thép HRC: Phôi dẹt từ bước trên sẽ được chuyển đến dây chuyền cán HRC để cho ra thành phẩm cuối cùng là thép HRC.
- Phân loại sản phẩm: Sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) đã sản xuất sẽ được phân loại dựa trên yêu cầu về khổ rộng và độ dày của mác thép.
Ưu nhược điểm:
Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng, thép HRC cũng vậy. Sau đây là một số điểm mạnh và hạn chế của loại thép này:
– Ưu điểm của thép HRC:
- Độ uốn dẻo cao, có thể nắn chỉnh theo hình dạng mong muốn khi sử dụng.
- Tính toàn vẹn của vật liệu cao, không có khuyết điểm và tạp chất.
- Có độ bền cao và có thể sử dụng ngoài trời trong thời gian dài mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường, oxy hóa và rỉ sét.
– Nhược điểm của thép HRC:
- Khó khăn khi cán nóng, dễ gây hiện tượng xếp chồng lớp khi gia công.
- Quá trình cán mỏng có thể làm thép bị hư hỏng dọc theo bề dày tấm. Do đó, khi sản xuất cần yêu cầu thợ có tay nghề cao để tránh làm hỏng thành phẩm.
Ứng dụng:
Với đặc tính dễ tạo hình và chịu nhiệt tốt, thép HRC được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp và cuộc sống. Cụ thể như sau:
- Là nguyên liệu cho quy trình cán thép hộp và thép ống công nghiệp, tôn mạ.
- Sản xuất khung và sàn xe ô tô, sau khi được gia công sơn màu và chống gỉ sét.
- Làm nguyên liệu trong gia công kết cấu nhà xưởng.
- Làm lót sàn đối với công trình bị ảnh hưởng do sạt lở, lầy lội. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho xe lưu thông.
- Làm bồn bể công nghiệp giúp chống mài mòn và tăng độ bền cho sản phẩm.
>>> Xem thêm: Bảng giá Thép V tổ hợp 2023 kèm quy cách thép tổ hợp chuẩn nhất
Trên đây là A-Z những giải đáp của Thép Vĩnh Tân cho những thắc mắc về “HRC là gì?” và “thép HRC là gì?” và các thông tin hữu ích liên quan xoay quanh chúng. Hy vọng rằng, với những kiến thức chúng tôi chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ biết thêm những thuật ngữ hữu dụng mới trong quá trình tìm hiểu về vật liệu trong ngành công nghiệp, xây dựng của mình. Chúc bạn thành công!
Tư vấn, mua hàng & bảo hành
Báo giá & hỗ trợ sau bán hàng
Báo giá, bán hàng
Báo giá, bán hàng
Hỗ trợ kỹ thuật
