Khi tìm hiểu về các loại thép, chắc chắn bạn đã gặp thuật ngữ Galvanized Steel. Vậy, bạn có biết Galvanized Steel là gì không? Đây là một loại thép được phủ một lớp kẽm bên ngoài để bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn và gỉ sét từ các tác động tiêu cực môi trường.
Để biết thêm chi tiết về Galvanized Steel, hãy cùng tìm hiểu A-Z với Vĩnh Tân Steel trong bài viết này.
Galvanized Steel là gì? – Giới thiệu về thép mạ kẽm
Galvanized Steel là tên tiếng Anh của thép mạ kẽm, như cái tên của nó, đây là vật liệu được mạ thêm lớp kẽm ở bề mặt. Điều này giúp thép có một “chiếc áo giáp bảo vệ” giúp vật liệu tăng cường độ bền và chống gỉ sét hiệu quả, từ đó cải thiện tuổi thọ của vật liệu tốt hơn.
Bên cạnh đó, nhờ quy trình trên, thép cũng được tăng tính thẩm mỹ nhờ các màu đa dạng từ lớp mạ kẽm đem lại như: trắng, xanh,vàng, đen và cầu vồng.
Các loại Galvanized Steel
Galvanized Steel có nhiều loại khác nhau, phân biệt chủ yếu phương pháp mạ kẽm. Dưới đây là một số loại Galvanized Steel phổ biến:
- Thép mạ kẽm nhúng nóng (Hot-dip Galvanized Steel): Đây là loại Galvanized Steel được sản xuất bằng cách nhúng thép vào dung dịch kẽm nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 500 độ C. Lớp mạ kẽm nhúng nóng có độ dày từ 40µm – 120µm, có độ bám dính cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Thép mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng cho các sản phẩm thép được lắp đặt và thi công ở ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của thời tiết và môi trường.
- Thép mạ kẽm điện phân (Electro-Galvanized Steel): Đây là loại Galvanized Steel được sản xuất bằng cách dùng điện để di chuyển các ion kẽm từ dung dịch kẽm lên bề mặt thép. Lớp mạ kẽm điện phân có độ dày từ 15µm – 25µm.
- Mạ kẽm liên tục (Continuous galvanized steel): Là quá trình phủ lớp mạ kẽm bằng cách cho dải thép (của cuộn thép) chạy qua bể kẽm nóng chảy chỉ trong vài giây. Trong quá trình này, cuộn thép sẽ được di chuyển với tốc độ 183m/phút.
Quá trình mạ kẽm diễn ra như thế nào?
Quá trình mạ kẽm sẽ diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1 – Làm sạch bề mặt thép: Bước này nhằm loại bỏ các chất bẩn, dầu mỡ, rỉ sét và các tạp chất khác trên bề mặt thép. Có thể sử dụng các phương pháp làm sạch như rửa nước, tẩy kiềm, tẩy axit, phun cát,…
- Bước 2 – Nhúng trợ dung: Sau khi làm sạch, thép sẽ được nhúng trong chất trợ dung để loại loại bỏ ion sắt, lớp gỉ còn bám trên bề mặt. Việc nhúng thép trong dung dịch trợ dung chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, chỉ từ 3-20 giây
- Bước 3 – Nhúng kẽm: Bước này nhằm tạo ra lớp mạ kẽm trên bề mặt thép. Có thể sử dụng các phương pháp như nhúng nóng, điện phân. Khi thép tiếp xúc với kẽm, sẽ xảy ra phản ứng hóa học tạo ra một lớp hợp kim kẽm-thép có độ dày và cấu trúc tùy thuộc vào phương pháp mạ và thời gian nhúng.
- Bước 4 – Làm mát: Bước này nhằm làm nguội lớp mạ kẽm và tạo ra cấu trúc tinh thể đặc trưng của kẽm trên bề mặt thép. Có thể sử dụng các phương pháp làm mát như ngâm nước, quạt gió hoặc để làm mát tự nhiên.
Ưu điểm, đặc tính của Galvanized Steel
Quá trình mạ lớp kẽm trên bề mặt đã giúp Galvanized Steel có nhiều đặc tính ưu việt mà thép thông thường không có, chẳng hạn như:
- Tăng độ bền vật liệu: Lớp mạ kẽm như một lớp bảo vệ giúp tăng cường độ bền của thép trước các tác nhân gây ăn mòn như như nước, không khí, hóa chất… Tuổi thọ của lớp mạ kẽm theo nghiên cứu có thể lên đến 50 năm trong điều kiện khí hậu ôn đới và 20-25 năm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vùng biển, khu công nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí: Lớp mạ kẽm của Galvanized Steel có giá thành rẻ hơn so với các loại vật liệu phủ khác có tính năng tương đương. Điều này giúp thép mạ kẽm cố chi phí rẻ, cực kỳ phù hợp đối với những dự án, công trình lớn cần quản lý chi phí tối ưu.
- Tính thẩm mỹ cao: Với lớp mạ kẽm, Galvanized Steel có vẻ đẹp sáng bóng và nhiều tùy chọn màu sắc như màu sáng trắng, vàng, cầu vồng, xanh, đen,… đem lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình..
- Giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, bảo trì: Với độ bền và tuổi thọ cao, những công trình sử dụng Galvanized Steel sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể về bảo trì trong quá trình vận hành.
Ứng dụng của Galvanized Steel
Với những đặc tính vượt trội về độ bền, thẩm mỹ và chi phí, Galvanized Steel có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như:
- Xây dựng: Galvanized Steel được sử dụng làm vật liệu xây dựng cho các công trình như nhà xưởng, nhà máy, nhà kho, nhà thép tiền chế, giàn giáo, mái che, cửa sổ, cửa ra vào… Galvanized Steel giúp tăng độ bền và an toàn cho các công trình, chịu được các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và môi trường.
- Cơ khí: Galvanized Steel được sử dụng làm vật liệu cơ khí cho các sản phẩm như ống dẫn, bồn chứa, thiết bị lọc, thiết bị nhiệt, thiết bị điện… Galvanized Steel giúp tăng hiệu suất và sự ổn định của các máy móc, chống lại các yếu tố gây ăn mòn và hao mòn.
- Giao thông: Galvanized Steel được sử dụng làm vật liệu giao thông cho các sản phẩm như cầu đường, đường ray, biển báo, rào chắn, lan can…
- Nông nghiệp: Galvanized Steel được sử dụng làm vật liệu nông nghiệp cho các sản phẩm như lồng nuôi, chuồng trại, giàn trồng, máy móc nông nghiệp…
Sự khác biệt giữa Galvanized Steel và inox
Galvanized Steel và inox là hai loại thép không gỉ phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, chúng có một số sự khác biệt quan trọng mà bạn cần biết:
Tính chất | Galvanized Steel | Inox |
Tính chất chống gỉ | Có lớp mạ kẽm bề mặt, chống ăn mòn và oxi hóa. Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn có thể giảm sút theo thời gian. | Là hợp kim chứa cromCarbon, Silicon và Mangan có tính chống ăn mòn và oxi hóa hiệu quả hơn. |
Độ bền kéo | Thường có độ bền kéo thấp hơn so với inox | Thường có độ bền kéo cao hơn, tùy thuộc vào loại inox và hợp kim có trong thành phần của chúng. |
Độ dẻo | Thường dẻo hơn và dễ uốn hơn | Có sự linh hoạt, độ dẻo tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần các nguyên tố tạo thành inox. |
Khả năng hàn | Có thể hàn, nhưng cần giữ an toàn khi hàn gần lớp mạ kẽm để tránh khói độc từ oxit kẽm | Có thể hàn, nhưng việc hàn có thể làm suy giảm khả năng chống ăn mòn của inox ở khu vực ghép nối. |
Ứng dụng | Xây dựng, hàng rào, lan can, sản phẩm gia dụng. Không phù hợp cho để làm dụng cụ y tế. | Hàng không vũ trụ, y tế, ngành công nghiệp hóa học, thiết bị nhà bếp, thiết bị chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng đặc biệt khác. |
Galvanized Steel là gì? Galvanized Steel là loại thép được phủ một lớp kẽm bên ngoài để chống ăn mòn và gỉ sét từ các yếu tố tiêu cực từ thời tiết hay ngoại cảnh bên ngoài (như nước, axit,…). Nhờ đặc tính bền bỉ và chi phí thấp, Galvanized Steel đã được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau như: xây dựng, chế tạo máy, nông nghiệp, giao thông,… Hy vọng rằng, với những thông tin mà Vĩnh Tân chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu thêm về một loại vật liệu mới và có thể ứng dụng chúng vào trong công trình của mình.